Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Điện toán đám mây lai là gì?


Hầu hết người dùng hay doanh nghiệp đều nhận thức được về đám mây nội bộ và đám mây công cộng. Đây là hai nền tảng có quy mô được xây dựng để chứa hay chia sẻ dữ liệu từ nhiều nguồn. Các đám mây nội bộ đơn giản là được thiết kế đặc biệt để hoạt động trong một doanh nghiệp/gia đình/ nhóm… và không cho phép người dùng bên ngoài tham gia ngoại trừ được cấp quyền sử dụng. Dữ liệu của đám mây nội bộ có thể được truy cập thông qua tường lửa, hoặc từ bên ngoài thông qua một số hình thức VPN an toàn. Chi phí hoạt động cũng như nguồn lực sẽ tăng cao nếu như bạn muốn mở rộng hệ thống



Điện toán đám mây lai chỉ đơn giản là một sự kết hợp của hai hay nhiều nền tảng điện toán đám mây, có thể được cùng sử dụng cho các mục đích khác nhau. Mục đích của việc kết hợp các nền tảng như thế này sẽ cho hiệu suất cao hơn khi kết hợp sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp khác hoặc mở rộng khả năng hoạt động nhờ vào các tùy chọn của các dịch của đám mây công cộng.
Xem thêm: Dịch vụ Sao lưu dữ liệu trên đám mây

Điều quan trọng ở đây khi có quyền truy cập vào hai nền tảng điện toán đám mây khác nhau, bất kể nó là công cộng hay nội bộ, không ngay lập tức cung cấp cho bạn một giải pháp lai. Đối với nhiều doanh nghiệp, điện toán đám mây lai lại là kết hợp của một nền tảng điện toán đám mây nội bộ với giải pháp mở rộng quy mô của bên thứ ba. Để cho các giải pháp thực sự lai, doanh nghiệp phải có khả năng chia sẻ hoặc trao đổi thông tin từ một đám mây khác.

TỔNG QUÁT VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY LAI


Mô hình lai là sự kết hợp giữa các nền tảng điện toán đám mây để cải thiện tính linh hoạt và khả năng mở rộng nhằm đáp ứng các nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp từ xử lý thông tin cho đến lưu trữ dữ liệu.

Ảo hóa và điện toán đám mây là hai trong số những công nghệ mới phổ biến trong vài năm vừa qua. Đây là những giải pháp đang được các doanh nghiệp tiếp cận để cắt giảm nguồn lực, tăng khả năng ứng dụng hỗ trợ và điều quan trọng nhất là tiết kiệm tiền. Ngoài việc di cư lên đám mây, các doanh nghiệp vẫn đang cố gắng tìm thêm các phương thức để mở rộng khả năng hoạt động mà không phải tăng ngân sách và chính lúc này điện toán đám mây lai tham gia vào cuộc chơi.




Dịch vụ điện toán đám mây lai là một sự kết hợp của đám mây nội bộ và công cộng hoặc các dịch vụ điện toán đám mây từ nhiều nhà cung cấp. Để cho các giải pháp thực sự “lai”, trong phương thức hoạt động doanh nghiệp phải có khả năng chia sẻ hay trao đổi thông tin từ một đám mây khác. 

Lợi ích thiết thực nhất của việc kết hợp đám mây nội bộ và đám mây bên ngoài là tăng khả năng mở rộng mà không cần nâng cấp cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên khi đánh giá ngược lại về tính an ninh thì nó cũng có khá nhiều hạn chế như khó kiểm soát an toàn dữ liệu, khả năng sao lưu, tăng khả năng mất dữ liệu…

Điện toán đám mây lai mang lại cho doanh nghiệp khả năng kiểm soát dữ liệu đa dạng, tăng tốc độ truy cập giữa hệ thông và các ứng dụng… Tuy nhiên với một số doanh nghiệp thì đơn giản chỉ là  thiết lập 2 đám mây và làm việc. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về cách thức hoạt động, một số tính năng quan trọng và những lợi ích khi sử dụng đám mây lai.

Tìm hiểu về Đám mây Lai

Điện toán đám mây thật sự đang biến đổi từ môi trường do SaaS điều khiển thành một hệ sinh thái mới, mà ở đó các ứng dụng được thu gon và phân phối như các thành phần riêng lẻ. Một thành phần là một bộ phận chức năng kinh doanh tạo sẵn từ đầu đến cuối một các độc lấp. Mỗi một thành phần là một dịch vụ XaaS, từ một tham chiếu đến các thành phần dịch vụ khá đa dạng được phân phối qua Internet, đã trở thành khái cốt lõi về điện toán đám mây lai



Một thành phần là một bộ phận chức năng kinh doanh tạo sẵn, từ đầu đến cuối, độc lập. Mọi Thành phần là một dịch vụ XaaS, một tham chiếu đến các thành phần dịch vụ đông đảo và đa dạng được phân phối qua Internet, đã trở thành khái niệm. Vấn đề của XaaS là để làm cho có thể tiêu thụ được tài nguyên.

Một nhóm các thành phần gọi chung là “một Dịch vụ" đang được phát triển nhanh chóng, nhờ vậy mà mô hình đám may lai thêm vững chắc. Lấy ví dụ hình dung, truyền thông là một loại dịch vụ được thấy thường xuyên trong văn phòng hiện nay. Nó bao gồm các dịch vụ như VoIP và Unified Communications, đây là một dịch vụ cho phép truyền thông và cộng tác được nhanh hơn và hiệu quả hơn trên toàn doanh nghiệp.

Dựa vào đám mây lai bạn có thể quản lý được những chức năng cốt lõi như là một dịch vụ. Mạng chính là một dịch vụ do sự kết hợp của các đề xuất Nền tảng (dịch vụ PaaS) và cơ sở hạ tầng (dịch vụ IaaS). Sử dụng Mạng là một Dịch vụ, bạn sẽ loại bỏ được một phần lo về chi phí có liên quan đến cơ sở hạ tầng, điện năng tiêu thụ, băng thông, đến các giải pháp khắc phục thảm họa. Khi sử dụng Mạng là một Dịch vụ, bạn có thể mở rộng và thu nhỏ qui mô phù hợp với nhu cầu thực tế. Loại bỏ được những chi phí trả trước, di chuyển các chi phí từ chi phí vốn (CapEx) sang chi phí hoạt động (OpEx).

Bạn cũng có thể phát triển trong đám mây bằng cách sử dụng “phát triển là một dịch vụ”. Với loại dịch vụ này sẽ cung cấp một môi trường phát triển tích hợp mà cả hai các nhóm nhà phát triển ở cùng một vị trí và các nhóm từ xa có thể cùng truy cập. Điện toán là một “dịch vụ” có thể được sử dụng để truy cập các máy chủ ảo hóa để nhanh chóng mở rộng khả năng điện toán khi cần thiết và thu gọn lại khi yêu cầu thay đổi.

Trong thực tế thì toàn bộ qui trình kinh doanh ở trong đám mây khi bạn sử dụng qui trình “kinh doanh là một dịch vụ”. Các qui trình được thiết lập đơn có thể tạo ra các kiến trúc doanh nghiệp linh hoạt phù hợp với thực tế của nền văn minh và thương mại toàn cầu ngày nay.
Xem thêm: Dịch vụ Sao lưu dữ liệu trên đám mây
Để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhận được quảng cáo tối đa, bạn cũng có thể truy cập vào “tiếp thị là một dịch vụ”. Trong gần hai thập kỷ qua, mô hình tiếp thị tiêu chuẩn này đã được nhiều lần thay đổi lớn do có một sự gia tăng ấn tượng về kiểu và số lượng các kênh truyền thông mà một doanh nghiệp phải sử dụng để tiếp cận các khách hàng tiềm năng của mình. Việc sử dụng “tiếp thị là một dịch vụ” đảm bảo rằng kênh hoặc các kênh thích hợp được sử dụng để thông tin về thị trường.

XÁC ĐỊNH LẠI CÁC “DỊCH VỤ” TRONG ĐÁM MÂY LAI


Với khả năng mở rộng nhanh chóng và mục đích vì lợi nhuận, các doanh nghiệp đã và đang tìm đến công nghệ điện toán đám mây như một xưu hướng tự nhiên. Công nghệ này đáp ứng được các nhu cầu về phát triển kinh tế, tài chính và kỹ thuật luôn có những chuyển biến thay đổi từng ngày và thực thể kinh doanh ngày nay. Với những thay đổi này đòi hỏi tìm ra những biện pháp mới để làm việc và kinh doanh. Cũng vì vậy mà sự phát triển của đám mây lai được dựa vào thực tế này nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.



Tất cả các doanh nghiệp từ nhỏ, vừa đến lớn, từ quy mô trong nước đến qui mô toàn cầu đều đã và đang nhận ra giá trị của một hệ thống thông tin cung cấp cho các bên liên quan qua việc truy cập có bảo mật và quản trị hệ thống hiệu quả. Do đó mà, các hệ thống dựa trên công nghệ điện toán đám mây phải có khả năng tái cơ cấu nhanh chóng cũng như chi phí bỏ ra phải phù hợp với lợi nhuận thu về. Tất cả các yêu cầu này đều có thể được thực hiện tốt với sự tạo thành của các dịch vụ từ đám mây lai cung cấp.
  
Đám mây lai là sự sự tạo thành từ đám mây riêng và đám mây công cộng hay nói dễ hiểu thì nó là sự kết hợp ít nhất từ một đám mây riêng với ít nhất một cơ sở hạ tầng dựa trên đám mây công cộng. Môi trường của đám mây lai cho phép sự truy cập của người dùng vào đám mây lai, có được khả năng mở rộng tài nguyên và quản lý. Mô hình đám mây lai cho phép một doanh nghiệp thiết lập cơ cấu tốt nhất cho mô hình kinh doanh của mình. Nó giúp tăng cường kiểm soát các ứng dụng nội bộ.

Thông thường thì các đám mây lai đang được sử dụng với mục đích:

Làm nơi các ứng dụng lưu trú trong đám mây và các ứng dụng trên trang web.

Làm nơi thí nghiệm, nơi đám mây được sử dụng với vùng làm việc tạm thời.

Làm nơi bổ sung cho các đột biến bất ngờ..

Các giao thức được sử dụng trong hệ thống Mail


Giới thiệu về giao thức SMTP

Công việc phát triển các hệ thống thư điện tử (Mail System) đòi hỏi phải hình thành các chuẩn chung về thư điện tử. Điều này giúp cho việc gởi, nhận các thông điệp được đảm bảo, làm cho những người ở các nơi khác nhau có thể trao đổi thông tin cho nha.

Có 2 chuẩn về thư điện tử quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất từ trước đên snay là X.400 và SMTP (Simple Mail Transfer Protocol). SMTP thường đi kèm với chuẩn POP3. Mục đích chính của X.400 là cho phép các E-mail có thể được trueengf nhận thông qua các loại mạng khác nhau bất chấp cấu hình phần cứng, hệ điều hành mạng, giao thức truyền dẫn được dùng. Còn chuẩn SMTP miêu tả cách điều khiển vacf thông điệp trên mạng Internet. Điều quan trong của chuẩn SMTP gởi thư điện tử cho một máy chủ luôn hoạt động. Sau đó, người nhận sẽ đến lấy thư từ máy chủ khi nào họ muốn dùng giao thức POP (Post office protocol), ngày nay POP được cải tiến thành POP3 (Post office protocol vertion 3).



Thủ tục chuẩn trên Internet để nhận và gởi của thư điện tử là SMTP. SMTP là thủ tục phát triển ở mức ứng dụng trong mô hình 7 lớp OSI cho phép gởi các bức điện trên mạng TCP/IP. SMTP được phát triển vào năm 1982 bởi tổ chức IETF (Internet Engineering Task Force). SMTP sử dụng cổng 25 của TCP. Ngoài ra SMTP cũng có kết hợp thêm hai thủ tục khác hỗ trợ cho việc lấy thư là POP3 và IMAP4.

 Giới thiệu về giao thức POP và IMAP

Tròn những ngày tháng đầu tiên của thư điện tử, người dùng được yêu cầu truy cập vào máy chủ thư điện tử và đọc các bức điện của họ ở đó. Các chương trình thư thường sử dụng dạng text và thiếu khả năng thân thiện với người dùng. Để giải quyết vấn đề đó một số thủ tục được phát triển để cho phép người dùng có thể lấy thư về máy cua rhoj hoặc có các giao diện sử dụng thân thiện hơn với người dùng. Và chính điều đó đem đến sự phổ biến của thư điện tử. Có hai thủ tục được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là POP và IMAP.

POP cho phép người dùng có tài khoản tại máy chủ thư điện tử kết nối vào MTP và lấy thư về máy tính của mình, ở đó có thể đọc và trả lời lại. POP được phát triển đầu tiên là vào năm 1984 và được nâng cấp tf bản POP2 lên POP3 vào năm 1988. Và hiện nay hầu hết người dùng sử dụng tiêu chuẩn POP3. POP3 kết nối trên nên TCP/Ip để đến máy chủ thư điện tử (sử dụng cổng 110) Nguwofi dùng điền username và password. Sau khi xác thực đầu client sẽ sử dụng các lệnh của POP3 để lấy hoặc xóa thư.

Thủ tục POP3 là một thủ tục rất có ích và sử dụng rất đơn giản để láy thư về cho người dùng. Như sự đơn giản đó cũng đem đến việc thiếu một số công dụng cần thiết. Ví dụ: POP3 chỉ làm việc với chế độ offline có nghĩa là thư được lấy về sẽ bị xóa trên server.

IMAP thì hỗ trợ những thiếu sót cuarPOP3. IMAP được pahts triển vào năm 1986 bởi trường đại học Stanford. IMAP2 phát triển vào năm 1987. IMAP4, là bản mới nhất đang được sử dụng và nó được các tổ chức tiêu chuẩn RFC 2060 và nó sử dụng cổng 143 của TCP.

Kiến trúc và hoạt động của hệ thống thư điện tử

Đường đi của thư

Mỗi một bức thư truyền thống phải đi tới các bưu cục khác nhau trên đường đến với người dùng. Tương tự thư điện tử cũng chuyển từ máy chủ thư điện tử này (mail server) tới máy chủ thư điện tử khác trên internet. Khi thư được chuyển đến đích thì nó được chứa tại hộp thư điện tử tại máy chủ thư điện tử cho đến khi nó được nhận bởi người nhận. Toàn bộ quá trình xử lý chỉ xảy ra trong vài phút, do đó nó cho phép nhanh chóng liên lạc với mọi người trên toàn thế giới một cách nhanh chóng tại bất cứ thời điểm nào dù ngày hay đêm.



 Gởi, nhận và chuyển thư

Để nhận được thư điện tử bạn cần phải có một tài khoản thư điện tử. Nghĩa là bạn phải có một địa chỉ để nhận thư. Một trong những thuận lợi hơn với thư thông thương là bạn có thể nhận thư điện tử từ bất cứ đâu. Bạn chỉ cần kết nối vào Server thư điện tử để lấy thư về máy tính của mình.

Để gởi được thư bạn cần phải có một kết nối vào internet và truy cập vào máy chủ thư điện tử để chuyển thư đi. Thủ tục tiêu chuẩn được sử dụng để gởi thư là SMTP. Nó được kêt hợp với thủ tục POP và IMAP để lấy thư.

CÔNG NGHỆ MAIL SERVER CỦA AXIGEN



Công nghệ Mail Server hiệu quả cao của Axigen được xây dựng để cung cấp cho người dùng công nghệ kết nối email nhanh chóng và an toàn, ổn định thông qua Axigen SmartProcessingTM & GrowSecureTM, đảm bảo quản lý lưu trữ hiệu quả thông qua Axigen UltraStorageTM thông minh.
Mail Server của Axigen luôn sẵn sàng trên cả 2 hệ điều hành Windows & Linux, được back-up tự động thường xuyên và hỗ trợ kỹ thuật 24/7.



1. Truy cập cục bộ và từ xa

1.1. Kết nối cục bộ với MS Outlook

Mail Server của Axigen kết nối bằng cách sử dụng MS Outlook, thông qua bộ nối Outlook Connector (bao gồm công việc offline, bộ lọc và tìm kiếm cao cấp …).

1.2. Tính năng “Refresh” khi sử dụng WebMail khi lướt trên desktop

Axigen Mail Server cung cấp cho người dùng tính năng “refresh” khi có email mới bằng cách lướt (click) qua các thư mục, xem danh sách “live” Email, các folder sử dụng thường xuyên, các bộ lọc email, blacklist/ whitelist.

1.3. Giao diện Mobile Webmail

Truy cập tài khoản WebMail của người dùng từ các thiết bị di động có kết nối Internet để check mail, soạn/xóa mail, thiết lập quyền truy cập folder và nhiều hơn nữa.

1.4. Hỗ trợ các POP/IMAP desktop client khác

Ngoài ra, Axigen Mail Server còn hỗ trợ việc gửi và nhận email từ các POP3/ IMAP email Client phổ biến khác như Mozzilla Thuderbird hoặc Apple Mail.

1.5. Giao diện WebMail được chuẩn hóa và hỗ trợ cho người dùng

Một giao diện Web thân thiện với HTML và rất dễ dàng để soạn email, cung cấp địa chỉ email tạm thời (tài khoản ẩn danh) và kết nối RPOP.

Axigen Mail Server hỗ trợ nhiều ngôn ngữ cho người dùng (trên 20 ngôn ngữ), người dùng được tùy chọn ngôn ngữ để sử dụng.

2. Wireless mobile Sync

2.1. Đồng bộ với các thiết bị ActiveSyncTM

Đồng bộ hóa email, danh bạ mail hoặc lịch làm việc bằng cách sử dụng Exchange ActiveSyncTM hỗ trợ cho các thiết bị di động (Apple, HP, HTC, Nokia, Samsung, …).

2.2. Với điện thoại thông minh

Axigen Mail Server cho phép truy cập được ngay lập tức các dữ liệu thích hợp như nội dung email, danh bạ vào bất kỳ lúc nào và ở đâu từ các điện thoại thông minh thông qua AstraSyncTM hoặc NotifySyncTM Client.

3. Bộ công cụ bảo mật mở rộng

3.1. Đa lớp bảo mật

Công nghệ Mail Server của Axigen đảm bảo an toàn việc nhận, lưu trữ và gửi đi của email, bảo vệ dữ liệu an toàn với bộ công cụ bảo vệ mở rộng, bao gồm:
+ Xác thực và mã hóa.
+ Nhiều lớp kiểm soát truy cập (Các quy tắc giống như tường lửa).
+ Tuân thủ SPF & DomainKey.
+ Danh sách Blacklist / whitelist / greylist.
+ Bộ lọc, kiểm tra DNS và blacklist.
+ Chính sách chấp nhận / gửi thư.
+ Các chính sách chống mạo danh và hết hạn mật khẩu.

3.2. Tích hợp chống Virus & chống Spam mail

Để bảo vệ thêm cho Email, người dùng có thể mở rộng bộ công cụ chống ClamAV & SapamAssassin chuẩn bằng cách tích hơp bất kỳ phần mềm chống virus & chống spam mail thương mại nào có thể.

3.3. Các công cụ bảo mật thêm

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu bảo mật thêm cho Mail Server của mình thì Axigen có hỗ trợ các phần mềm diệt virus và chống spam email phổ biến như Kaspersky, Comtouch và AVG, giúp ngăn chặn những nguy cơ tiềm ẩn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm về sự an toàn của hệ thống mail của mình.

Ngoài ra các phần mềm khác như McAfee SECURE, VeriSign Secured... cũng là những lựa chọn không tồi.

4. Quản trị dễ dàng

4.1. Giao diện quản trị web

Đầu tiên là quản trị Mail Server của Axigen trên nền web, việc thiết lập dễ dàng và bảo trì rất đơn giản. Các thông số cấu hình dịch vụ được cung cấp thông qua giao diện quản trị toàn diện, cho khả năng quản trị tối ưu và hỗ trợ nhanh chóng.

4.2. Các hoạt động được tự động hóa thông qua CLI & Directory Sync

Các nhiệm vụ cấp phát tài nguyên và quản trị được tự động hóa bằng cách sử dụng giao diện dòng lệnh (command line). Doanh nghiệp sẽ được tối ưu hóa quy trình và tiết kiệm thời gian khi thực hiện thay đổi bằng LDAP Directory (OpenLDAP/ Active Directory), đồng bộ với Long Vân Mail Server.

4.3. Backup & lưu trữ

Khôi phục một phần hoặc đầy đủ dữ liệu nếu chẳng may xảy ra sơ xuất vì dữ liệu đã được backup online & offline tự động hằng ngày, cho phép truy cập từ nhiều địa điểm thông qua module backup và khôi phục.

Công nghệ Mail Server cửa Axigen áp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về backup thông qua việc tích hợp với bên thứ 3 để lưu trữ các ứng dụng.

4.4. Các lớp tài khoản

Tạo ra các lớp (nhóm) khác nhau của các tài khoản, với các mức dịch vụ khác nhau (như dịch vụ được cho phép, giới hạn kích thước mail, các bộ lọc áp dụng …)

5. Hỗ trợ kỹ thuật

5.1. Hỗ trợ kỹ thuật 24x7

- Khách hàng sẽ được cung cấp đầy đủ các tài liệu hướng dẫn sử dụng, quản lý để quản lý hệ thống mail tốt nhất.
- Đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật tận tâm và giàu kinh nghiệm vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
- Tất cả các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật bao gồm bảo trì, nâng cấp các gói dịch vụ hiện tại và xử lý nếu chẳng may xảy ra sự cố trong thời gian sớm nhất.

5.2. Các điều khoản license thân thiện
- Chính sách license “trả tiền theo thực sử dụng của người dùng”.
- License hệ điều hành độc lập được cấp vĩnh viễn.
- Di chuyển từ mail server sẵn có.
- Dễ dàng nâng cấp và cập nhật license.
- Miễn phí cho người dùng email ở mức cơ bản cho gói dưới 100 user.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Hạn chế của công nghệ ảo hóa server



Tài nguyên cung cấp cho mỗi máy ảo cần phải hoạch định cẩn thận. 

Nếu tài nguyên được cấp ít so với thực tế thì hiệu suất ứng dụng sẽ không cao, gây ra mất hiệu quả và ngược lại. Do đó, các server được ảo hóa cần tính toán kĩ tài nguyên để việc sử dụng được hiệu quả.



Các server vật lý có vi xử lý 32 bit không nhận được đủ bộ nhớ RAM thực tế. Do đó phải đảm bảo bộ xử lý 64 bit để chạy ứng dụng ảo hóa. Tuy nhiên không phải tất cả ứng dụng đều hoạt động được trên vi xử lý 64 bit.

Chỉ có một vài vi xử lý hỗ trợ ảo hóa. Do đó để di chuyển một máy ảo từ server này sang server khác cần phải kiểm tra xem các server có cùng dòng và hỗ trợ ảo hóa không.

Chi phí của phần mềm ảo hóa, các ứng dụng quản lý, chuyên môn quản lý, có thể giới hạn việc ứng dụng ảo hóa trong các môi trường doanh nghiệp nhỏ với rất ít server.

Phần mềm chuyển đổi bên trong hypervisor kết nối nhiều máy ảo (hệ điều hành/ ứng dụng) đôi khi không thể thích hợp với cấu hình mạng có sẵn như VLAN/ QoS

Ưu điểm của ảo hóa server:



Tài nguyên (RAM, vi xử lý,…) của server ảo được sử dụng nhiều hơn (so với server cài một hệ điều hành/ứng dụng) với nhiều hệ điều hành và ứng dụng chia sẻ trên một tài nguyên server vật lý.

Ảo hóa server cho phép sử dụng tối đa tài nguyên của server vật lý từ đó cho phép giảm số lượng server vật lý cần thiết.



Khi một server ngưng hoạt động (do phần cứng hoặc ứng dụng, hoặc do hoạt động bảo trì), vẫn có thể tránh được thời gian downtime của ứng dụng bằng cách di chuyển chúng đến một server khác.

Điều này đảm bảo độ sẵn sàng cao của ứng dụng.

Các ứng dụng cũng có thể chuyển từ trung tâm dữ liệu chính đến trung tâm dữ liệu dự phòng dễ dàng giúp cho chiến lượt dự phòng (disaster recovery) hiệu quả.

Ảo hóa server tránh được việc đầu tư thừa server cho các ứng dụng.

Có thể tăng hoặc giảm tài nguyên phục vụ cho ứng dụng tùy theo nhu cầu.

Các hệ điều hành/ứng dụng hoạt động độc lập với nhau, vấn đề bảo mật được đảm bảo.

Ảo hóa server rất có ích trong môi trường thí nghiệm, demo, vì không cần phải có nhiều server vật lý.

Tìm hiểu về ảo hóa máy chủ server


Hiện nay, ảo hóa đang là xu hướng công nghệ được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Ảo hóa giúp tiết kiệm chi phí, điện năng, tăng khả năng quản lý tập trung. Vậy công nghệ ảo hóa là gì? Ảo hóa là công nghệ tạo ra nhiều máy ảo về mặt luận lý (logical) nhưng có đặc điểm và tính năng sử dụng tương tự như các server thật và chạy trên một server vật lý duy nhất. Trong thành phần của máy ảo, chúng ta cũng có bộ nhớ (RAM) ảo, vi xử lý (CPU) ảo, ổ cứng (HDD) ảo, card mạng (NIC) ảo,… Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát thế nào là ảo hóa server và các ưu điểm, hạn chế của công nghệ này.




Trong mô hình trên, server bên trái là server đơn (stand-alone), có một hệ điều hành & một ứng dụng. Đối với mô hình sử dụng này, hiếm khi server sử dụng hết tài nguyên hệ thống và đôi khi mỗi server lại có ít nhất một server khác dự phòng. Vì thế rất lãng phí tài nguyên và thiết bị server vật lý. Bên cạnh đó còn hao phí về điện, lạnh, không gian tủ rack và diện tích sàn trong phòng server.

Hai server bên phải là server ảo. Trong mỗi server có nhiều ứng dụng chạy trên nhiều hệ điều hành. Mỗi hệ điều hành/ứng dụng hoạt động độc lập với nhau. Các tài nguyên server như vi xử lý/RAM/ổ cứng được dành riêng cho từng hệ điều hành/ứng dụng. Từng đôi hệ điều hành/ứng dụng chạy trên một module phần mềm gọi là Hypervisor. Hypervisor nằm giữa lớp phần cứng vật lý và hệ thống máy ảo. Về cơ bản nó loại bỏ mối quan hệ trực tiếp giữa hệ điều hành/ứng dụng đối với phần cứng vật lý ở dưới và cung cấp nền tảng quản lý/hoạt động cho nhiều hệ điều hành/ứng dụng ảo hóa.