Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Các thành phần của một hệ thống ảo hóa


Một hệ thống ảo hóa bao gồm những thành phần sau:

Tài nguyên vật lý (host machine, host hardware).
Các phần mềm ảo hóa (virtual software) cung cấp và quản lý môi
trường làm việc của các máy ảo.

Máy ảo (virtual machine): Các máy được cài trên phần mềm ảo hóa.
Hệ điều hành: Là hệ điều hành được cài trên máy ảo.


1.2.1. Tài nguyên vật lý (host machine / host hadware).

Các tài nguyên vật lý trong môi trường ảo hóa cung cấp tài nguyên mà các máy ảo sẽ sử dụng tới. Một môi trường tài nguyên lớn có thể cung cấp được cho nhiều máy ảo chạy trên nó và nâng cao hiệu quả làm việc của các máy ảo .Các tài nguyên vật lý có thể kể đến là là ổ đĩa cứng, ram, card mạng….

1.2.2. Các phần mềm ảo hóa (virtual software).

Lớp phần mềm ảo hóa này cung cấp sự truy cập cho mỗi máy ảo đến tài nguyên hệ thống. Nó cũng chịu trách nhiệm lập kế hoạch và phân chia tài nguyên vật lý cho các máy ảo. Phần mềm ảo hóa là nền tảng của một môi trường ảo hóa. Nó cho phép tạo ra các máy ảo cho người sử dụng, quản lý các tài nguyên và cung cấp các tài nguyên này đến các máy ảo.. Ngoài ra phần mềm ảo hóa còn cung cấp giao diện quản lý và cấu hình cho các máy ảo.

1.2.3. Máy ảo (virtual machine).

Thuật ngữ máy ảo được dùng chung khi miêu tả cả máy ảo (lớp 3) và hệ điều hành ảo (lớp 4). Máy ảo thực chất là một phần cứng ảo, một môi trường hay một phân vùng trên ổ đĩa. Trong môi trường này có đầy đủ thiết bị phần cứng như một máy thật . Đây là một kiểu phần mềm ảo hóa dựa trên phần cứng vật lý. Các hệ điều hành khách mà chúng ta cài trên các máy ảo này không biết phần cứng mà nó nhìn thấy là phần cứng ảo.

1.2.4. Hệ điều hành khách(guest operating system).

Hệ điều hành khách được xem như một phần mềm (lớp 4) được cài đặt trên một máy ảo (lớp 3) giúp ta có thể sử dụng dễ dàng và xử lý các sự cố trong môi trường ảo hóa. Nó giúp người dùng có những thao tác giống như đang thao tác trên một lớp phần cứng vật lý thực sự.

Khi có đủ các thành phần trên, người dùng có thể xây dựng cho mình một hệ thống ứng dụng ảo hóa. Ngoài việc lựa chọn phần cứng cho thích hợp, người dùng còn cần cân nhắc xem phải sử dụng phần mềm ảo hóa gì hoặc loại ảo hóa nào. Điều này rất quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất làm việc cho hệ thống.


Giới thiệu các kiến trúc & các mức độ ảo hóa.


Xét về kiến trúc hệ thống, các kiến trúc ảo hóa hệ thống máy chủ có thể chia thành các dạng dạng chính sau:



Host-based
Hypervisor-based (còn gọi là bare-metal hypervisor, nó được chia nhỏ ra làm hai loại là Monothic Hypervisor và Microkernel Hypervisor)
Hybrid.
Ngoài ra, tùy theo từng sản phẩm ảo hóa được triển khai (như Vmware, Microsoft HyperV, Citrix XEN Server) mà mức độ ảo hóa cụ thể sẽ khác nhau. Các mức độ ảo hóa bao gồm:

Ảo hóa toàn phần(Full-virtualization): Hệ điều hành khách (Các hệ
điều hành cài trên máy chủ ảo) không bị thay đổi, và chúng hoạt động như trên phần cứng thật sự.

Ảo hóa song song (Paravirtualization): Các hệ điều hành khách sẽ bị
thay đổi để hoạt động tốt hơn với phần cứng. Tuy nhiên dạng này thường có hạn chế là hỗ trợ khá ít các loại hệ điều hành khách.

Ảo hóa Hệ điều hành.
Ảo hóa ứng dụng.
Sau đây ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về các kiến trúc và mức độ ảo hóa máy chủ, đồng thời xem xét khái niệm Hypervisor là gì.

Khái niệm ảo hóa máy chủ


Ảo hóa máy chủ là một công nghệ được ra đời nhằm khai thác triệt để khả năng làm việc của các phần cứng trong một hệ thống máy chủ. Nó hoạt động như một tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng máy tính và phần mềm chạy trên nó. Ý tưởng của công nghệ ảo hóa máy chủ là từ một máy vật lý đơn lẻ có thể tạo thành nhiều máy ảo độc lập. Ảo hóa cho phép tạo nhiều máy ảo trên một máy chủ vật lý, mỗi một máy ảo cũng được cấp phát tài nguyên phần cứng như máy thật gồm có Ram, CPU, Card mạng, ổ cứng, các tài nguyên khác và hệ điều hành riêng. Khi chạy ứng dụng, người sử dụng không nhận biết được ứng dụng đó chạy trên lớp phần cứng ảo.




Các bộ xử lý của hệ thống máy tính lớn được thiết kế hỗ trợ công nghệ ảo hoá và cho phép chuyển các lệnh hoặc tiến trình nhạy cảm của các máy ảo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên hệ thống cho hệ điều hành chủ xử lý, sau đó lớp ảo hóa sẽ mô phỏng kết quả để trả về cho máy ảo. Tuy nhiên không phải tất cả cảc bộ xử lý đều hỗ trợ ảo hóa. Các bộ xử lý cũ trên máy để bàn không có hỗ trợ chức năng này. Ngày nay hai nhà sản xuất bộ xử lý lớn trên thế giới là Intel và AMD đều cố gắng tích hợp công nghệ ảo hóa vào trong các sản phẩm của họ. Các bộ xử lý có ứng dụng ảo hóa thường là Intel VT(Virtual Technology) hoặc AMD Pacifica.

Sử dụng công nghệ ảo hóa đã đem đến cho người dùng sự tiện ích. Việc có thể chạy nhiều hệ điều hành đồng thời trên cùng một máy tính thuận tiện cho việc học tập ngiên cứu và đánh giá một sản phẩm hệ điều hành hay một phần mềm tiện ích nào đó. Nhưng không ngừng lại ở đó, những khả năng và lợi ích của ảo hoá còn hơn thế và nơi gặt hái được nhiều thành công và tạo nên thương hiệu của công nghệ ảo hóa đó chính là trong môi trường hệ thống máy chủ ứng dụng và hệ thống mạng.

Ảo hóa máy chủ thực sự không được quan tâm cho đền những năm gần đây. Do còn nhiều vấn đề về công nghệ và người dùng chưa thực sự quan tâm tới lợi ích cũng như còn thiếu một đội ngũ am hiểu về công nghệ này nên việc áp dụng nó vào hệ hệ thống là rất dè dặt. Nhưng khi đối mặt với thực trạng khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu thì bất kì một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào cũng cần chú tâm để tìm một giải pháp tiết kiệm hơn. Đây cũng là lúc công nghệ ảo hóa tìm được chỗ đứng vững chắc cho mình trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên thế giới.

Hiện nay có nhiều nhà cung cấp các sản phẩm máy chủ và phần mềm điều khiển chú tâm đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ này như là HP, IBM, Microsoft và Vmware. Nhiều dạng ảo hóa được đưa ra và có thể chia thành hai dạng chính là ảo hóa cứng và ảo hóa mềm. Từ hai dạng trên, sau này mới phát triển thành nhiều loại ảo hóa có chức năng và cấu trúc khác nhau như VMM-Hypervisor, VMM , Hybrid…

Ảo hóa cứng còn được gọi là phân thân máy chủ. Dạng ảo hóa này cho phép tạo nhiều máy ảo trên môt máy chủ vật lý. Mỗi máy ảo chạy hệ điều hành riêng và được cấp phát các tài nguyên phần cứng như số xung nhịp CPU, ổ cứng và bộ nhớ... Các tài nguyên của máy chủ có thể được cấp phát động một cách linh động tùy theo nhu cầu của từng máy ảo. Giải pháp này cho phép hợp nhất các hệ thống máy chủ cồng kềnh thành một máy chủ duy nhất và các máy chủ trước đây bây giờ đóng vai trò là máy ảo ứng dụng chạy trên nó.

Ảo hóa mềm còn gọi là phân thân hệ điều hành. Nó thực ra chỉ là sao chép bản sao của một hệ điều hành chính làm nhiều hệ điều hành con và cho phép các máy ảo ứng dụng có thể chạy trên nó. Như vậy, nếu hệ điều hành chủ là Linux thì cách ảo hoá này sẽ cho phép tạo thêm nhiều bản Linux làm việc trên cùng máy. Cách này có ưu điểm là chỉ cần một bản quyền cho một hệ điều hành và có thể sử dụng cho các máy ảo còn lại. Nhược điểm của nó là không thể sử dụng nhiều hệ điều hành khác nhau trên cùng một máy chủ.

Hardware RAID là gì ? Software RAID là gì ?




Hardware RAID là gì ? Software RAID là gì ?
Và So sách giữa 2 chuẩn RAID này thế nào ?

Comparing Hardware and Software RAID solutions :

All Promise RAID products incorporate an on-board processor for true hardware RAID
performance. Software RAID schemes use the system processor, occupy host memory, and consume CPU cycles. RAID reliability is compromised with software RAID, as the RAID system is vulnerable to an operating system corruption or crash. Performance measurements demonstrate that softwareRAID can rob the system of as much as 25% of it’s CPU cycles processing the RAID calculations, instead of managing your applications. 

Hardware RAID Dedicated controller board with full RAID functionality:
• All RAID functions performed by the controller hardware freeing up CPU and system memory for background and end user applications.
• Utilizes on-board I/O processor (CPU)
• Utilizes on-board XOR off-load engine
• Utilizes dedicated cache memory

Software RAID Software RAID uses generic OS based routines to perform the array functions consuming valuable system resources:
• Uses host system CPU resources
• Uses host system memory
• All RAID functions done in operating system device driver.

So Sánh tính năng cơ bản giữa Hardware & Software RAID :

Bộ điều khiển RAID phần cứng chuyên dụng với đầy đủ chức năng RAID:
• Tất cả các chức năng RAID được thực hiện bởi bộ điều khiển phần cứng giải phóng CPU và bộ nhớ hệ thống cho nền và các ứng dụng người dùng cuối.
• sử dụng on-board I / O cho bộ vi xử lý (CPU)
• sử dụng on-board XOR off-load engine
• sử dụng dành riêng cho bộ nhớ cache

RAID phần mềm RAID phần mềm sử dụng hệ điều hành chung theo thói quen để thực hiện các mảng chức năng tiêu thụ tài nguyên hệ thống có giá trị:
• Sử dụng hệ thống máy chủ lưu trữ tài nguyên CPU
• Sử dụng hệ thống máy chủ bộ nhớ
• Tất cả RAID chức năng thực hiện trong trình điều khiển thiết bị điều hành hệ thống.

DATA PROTECTION:
Hard RAID Sophisticated data protection algorithms throughout the data path:
• Dedicated ECC protected cache memory
• Dedicated battery backup to protect data in cache
• Error logging
• Device verification and event notification
• Highly integrated processor, firmware and software
• Protection for the OS itself through mirrored boot device

Software RAID • Generalized software algorithms:
• No dedicated ECC protected data path
• No dedicated BBU
• No protection for OS system crashes
• Limited event notification and error logging

So sánh phần bảo vệ dữ liệu:
Hardware RAID dữ liệu các thuật toán bảo vệ tinh vi trong suốt con đường dữ liệu:
• Dedicated ECC bảo vệ bộ nhớ cache
• chuyên dụng pin dự phòng để bảo vệ dữ liệu trong bộ nhớ cache
• Lỗi đăng nhập
• Thiết bị xác minh và sự kiện thông báo
• Highly tích hợp bộ vi xử lý, phần cứng và phần mềm
• Bảo vệ cho hệ điều hành riêng của mình thông qua các thiết bị khởi động được nhân đôi

Software RAID phần mềm:
• phần mềm quát thuật toán
• Không ECC chuyên dụng bảo vệ dữ liệu đường dẫn
• Không có chuyên BBU
• Không bảo vệ cho hệ điều hành hệ thống treo
• Giới hạn sự kiện và thông báo lỗi đăng nhập

SCALABILITY:
Hardware RAID:
• Lower CPU usage for better utilization of system resources; allows CPU resources to be available for
background and user applications
• Integrated solution: hardware, firmware and software
• Supports extensive list of operating systems including: Windows, Linux, Unix (32b and 64b) and
open source models (Linux)
• Available with 2, 4, 8, 12 ports. Plus able to scale across all available PCI slots

Software RAID:
• Component focused, OS dependent which limits overall system CPU performance
• Limited OS support
• Limited to the ports available on the motherboard or dongle

Khả năng mở rộng
Hardware RAID:
• CPU sử dụng cho việc sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên hệ thống; CPU cho phép các nguồn lực để sẵn sàng cho nền và người sử dụng các ứng dụng.
• Tích hợp giải pháp: phần cứng, phần mềm và phần mềm
• Hỗ trợ mở rộng danh sách các hệ điều hành bao gồm: Windows, Linux, Unix (32b và 64b) và
mô hình mã nguồn mở (Linux)
• có sẵn với 2, 4, 8, 12 cổng. Cộng với khả năng quy mô trên tất cả các khe PCI có sẵn

RAID phần mềm:
• phần tập trung, hệ điều hành mà phụ thuộc vào giới hạn hiệu suất tổng thể của hệ thống CPU
• Giới hạn hệ điều hành hỗ trợ
• Giới hạn đến các cổng có sẵn trên bo mạch chủ..

Giải Pháp Hệ thống mạng Boot Rom (Không ổ cứng) cho Phòng Games


Máy Games KHÔNG ổ cứng nên hay không?

Xuất phát từ kinh nghiệm hơn 10 năm kinh doanh dịch vụ Game – Net, bài viết này tôi xin được phép sẻ chia tất cả các thông tin về giải pháp cũng như công nghệ mà mình đã và đang sử dụng và phục vụ khách hàng trên địa bàn Nghệ An, Với chi phí đầu tư lẫn độ tin cậy để Quý vị có một cách nhìn đúng về xu thế của công nghệ tiên tiến hiện nay giúp phần nào nỗi lo về sự phụ thuộc của thiết bị ổ cứng (Hard Disk Drive) khi nguồn cung ngày càng hạn hẹp, giá cả ngày càng tăng.



Sau khi đọc xong bài viết này Quý vị sẽ kết luận rằng kinh doanh Game-Net, đầu tư hệ thống không ổ cứng Nên hay là Không.

1. Máy Game không ổ cứng có đáp ứng được đầy đủ tính năng như một máy Game có ổ cứng hay không?

Trả lời: Hoàn toàn đáp ứng được tất cả các tính năng của một máy tính có ổ cứng thuần túy, thậm chí hoạt động còn nhanh hơn vì chúng ta chỉ tập trung đầu tư cho máy Sever với các ổ đĩa có khả năng đọc ghi nhanh (ổ cứng SSD).

Các bạn biết là máy tính cá nhân dùng ổ cứng đọc/ghi trên cùng 1 ổ đĩa do vậy ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Còn hệ thống máy máy game không ổ cứng sử dụng máy chủ có các ổ đĩa SSD Raid, đọc/ghi riêng biệt do vậy nó cải thiện được tốc động truy suất ổ cứng hiêu quả hơn.

2. Độ ổn định của máy Game chạy không ổ so với máy Game chạy có ổ cứng có gì khác nhau?

Trả lời: Máy game chạy không ổ cứng sẽ ổn định hơn máy game có ổ cứng vì những lý do sau đây:

- Máy Game chạy có ổ cứng chúng ta phải dùng 1 phần mềm đóng băng, khi ổ cứng dung lượng lớn thì việc quản lý và protect các phân vùng trở nên nặng nề, khởi động chậm hơn, hay lỗi (màn hình xanh - dump) do hệ thống không kiểm soát được các tập tin. Còn máy Game không ổ cứng nó được chạy trên môi trường ảo do Server cung cấp, mỗi khi khởi động nó tạo ra 1 phân vùng riêng gọi là Write-Back và nó sẽ mất đi khi chúng ta tắt máy, hoàn toàn không phải sử dụng đến phần mềm đóng băng mà vẫn an toàn...

3. Tiết kiệm chi phí đầu tư?

Trả lời: Để tính toán cho bài toán chi phí đầu tư ban đầu chúng tôi phân tích cho bạn thấy được nên làm thế nào cho hiệu quả:

- Với những dàn máy >=20 máy trở lên việc tiết kiệm chi phí là rõ rệt. Chúng ta cứ lấy chi phí của 1 ổ cứng nhân với giá thành đem so sánh với giá thành của Server thì với giá ổ cứng như hiện nay chắc chắn số tiền để đầu tư ổ cứng phải trên 30 triệu đồng.

4. Tiết kiệm chi phí vận hành?

Trả lời: Mỗi ổ cứng của chúng ta khi khởi động tốn khoảng 30W, trong quá trình hoạt động tốn khoảng 10~15W mỗi giờ. Như vậy chúng ta làm 1 bài toán chi phí tiền điện trong 1 năm của 1 phòng máy có sử dụng ổ cứng sẽ là:

[12W x 50 (máy) x 10h (mỗi ngày) x 365 (ngày) / 1000] x 2300 (VNĐ) = 5.037.000 VNĐ

Nếu con số này bạn nhân với 3 năm nó sẽ là hơn 15 triệu tiền điện tiết kiệm từ việc không sử dụng ổ cứng. Và ngoài ra khi không có 50 ổ cứng hoạt động phòng máy của bạn sẽ thoáng mát hơn, lại không tốn điện cho quạt và điều hòa nữa.

5. Game mới, cập nhật Game thì sao?

Trả lời: Nếu có Game mới hoặc các bản cập nhật chúng ta chỉ cần cài đặt cho máy chủ là xong, nếu dùng ổ cứng việc cập nhật cho máy trạm sẽ làm cho băng thông của hệ thống mạng LAN bị ảnh hưởng dẫn đến chơi Game hay bị lag, giật,...

6. Nếu máy chủ chết thì kinh doanh có bị đình trệ hay không?

Trả lời: Với thiết kế hoạt động trong môi trường khắc nhiệt, phải hoạt động 24/24h mỗi ngày và 365 ngày/1 năm các hệ thống máy chủ được các nhà thiết kế tính toán đến độ bền, ổn định hoàn hảo. Nếu có sự cố sảy ra thì việc khắc phục hệ thống Server được xử lý nhanh, kịp thời, (trung tâm có sẵn server dự phòng để thay thế cho khách hàng khi có rủi ro, mặc dù là rất ít.).

Giải pháp Cập nhật Game tự động + Game Server + Boot Rom = là giải pháp hoàn hảo đầu tiện tại Việt Nam mà chúng tôi đem đến cho Quý khách với phương châm:

+ Trợ giúp cho công việc kinh doanh của Quý khách hàng.

+ Giảm nhập siêu ổ cứng, tiết kiệm $ cho nhà nước.

+ Giảm tiêu hao điện năng, tiết kiệm tài nguyên cho đất nước, giúp bảo vệ môi trường của chúng ta.

Máy chủ giúp quản lý dữ liệu tập trung


Rồi sẽ đến lúc DN phát sinh nhu cầu lưu trữ tất cả các loại dữ liệu (e-mail, văn bản, tin nhắn, cuộc gọi điện thoại) vào cùng một nơi để có thể thiết lập các quyền hạn truy cập cũng như dễ dàng sao lưu dữ liệu dự phòng. Đó là lúc DN cần máy chủ. 




Trước khi tìm mua máy chủ, nhà quản lý DN dù không chuyên về CNTTcũng cần nắm sơ khái niệm server (máy chủ). Thuật ngữ "server" bắt nguồn từ động từ "serve" mang nghĩa "phục vụ” hay danh từ "service" mang nghĩa "dịch vụ”. Server điển hình là một hệ thống máy tính, bao gồm cả phần cứng và phần mềm, chạy liên tục trên mạng (mạng trong nội bộ DN hay mạng toàn cầu Internet) và đợi các yêu cầu hay lệnh từ phía các máy tính khác trên cùng mạng đó để cung cấp các dịch vụ như xác thực người dùng, chia sẻ dữ liệu, in ấn, e-mail... 

Thông thường, các kỹ thuật viên thường chia server ra làm 2 loại: server vật lý (physical server) chỉ "phần xác" hay phần cứng của hệ thống server; còn server phần mềm chỉ các giải pháp cho phép "lưu trữ, quản lý, gửi/nhận và xử lý dữ liệu" như Small Business Server, Exchange Server hay BizTalk Server 2003 của Microsoft. 

Nhìn bề ngoài, server vật lý dạng tháp (tower) trông giống như một máy để bàn (desktop) nhưng phần ruột của server được thiết kế chuyên biệt cho ứng dụng máy chủ. Theo HP, so với desktop, các server được sản xuất và thiết kế nhằm đạt được hiệu năng cao hơn nhiều (tính ổn định bền bỉ, khả năng xử lý dữ liệu); có thể mở rộng để hình thành các hệ thống sao lưu dữ liệu (data backup) và bảo mật; đồng thời sẵn sàng cho những đợt nâng cấp nhằm tăng năng lực xử lý dữ liệu để đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT tăng dần trong tương lai của DN. Vì vậy, server thường có giá cao hơn hẳn so với máy để bàn. Hiện các server thương hiệu Việt thường có giá xấp xỉ 1.000 USD. Các server nước ngoài (Dell, HP, IBM, Intel, SuperMicro) cũng đã có mặt tại Việt Nam và đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của DN Việt Nam. 

Về các giải pháp server phần mềm, có lẽ Microsoft Small Business Server (SBS) 2003 là giải pháp phổ thông nhất hiện nay. Giải pháp này đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT vào kinh doanh của 75 người dùng trong một DN. Song song đó còn có bộ giải pháp Gsme của Lac Việt được xây dựng dựa trên SBS 2003, khai thác các tính năng về bảo mật tường lửa ISA Server 2003, cổng thông tin làm việc cộng tác Sharepoint Portal, hệ thống e-mail, lịch làm việc Exchange Server v.v...Việc ứng dụng SBS 2003 tỏ ra có nhiều lợi điểm, quan trọng nhất là số lượng chuyên viên mạng am hiểu về hệ thống của Microsoft tại Việt Nam hiện nay tương đối nhiều so với các công nghệ khác như Unix, Linux. Khi triển khai máy chủ, DN không chỉ quan tâm đến giá mà nên tính toán tổng chi phí sở hữu bao gồm phần cứng , phần mềm và chi phí cho nhân sự quản lý hệ thống.

Kết luận

Đối với các DN vừa và nhỏ, bạn có thể chưa triển khai các hệ thống quản trị DN ERP nhưng không có nghĩa là không cần server. Nếu DN chỉ có nhu cầu chia sẻ file và in qua mạng, những hộp router đa chức năng có lẽ là khoản chi phí đáng "đồng tiền bát gạo". Tuy nhiên, DN không thể không mua server nếu có nhu cầu quản lý và cung cấp, xử lý dữ liệu tập trung, triển khai các hệ thống e-mail, CRM, ERP, cơ sở dữ liệu, bảo mật, lưu trữ và thương mại điện tử. Một lưu ý nhỏ: Đối với các DN lớn, khi triển khai các hệ thống ERP lớn, DN nên chọn server theo hướng dẫn của nhà cung cấp giải pháp và nhà triển khai tích hợp hệ thống chứ không nên tự tìm mua server. Một lưu ý đáng chú ý cuối cùng: Nếu DN của bạn còn nhỏ và không muốn đầu tư nhiều vào phần cứng, DN có thể mua SBS 2003 cài đặt trên một desktop có cấu hình khá. Theo đánh giá của chúng tôi, máy chủ "tiết kiệm" này có thể chạy tốt trong 1 đến 2 năm trước khi DN có thể di dời toàn bộ hệ thống SBS 2003 qua một server vật lý đúng nghĩa một cách dễ dàng. Bạn có thể tham khảo 2 bài viết của TestLab TGVT- PC World VN: "Máy chủ một ngàn đô" và "Máy chủ- Ngàn đô và cao hơn" bằng cách vào website PC World VN, tìm kiếm với ID: A0508_36 và A0601_46 

Máy chủ ngày nay có giá thành ngày càng hạ và hiệu năng tăng không ngừng. Điều này cho phép các sản phẩm máy chủ thương hiệu Việt ngày càng đến gần hơn với DN Việt Nam. Trong khi đó, DN Việt Nam cũng càng ngày càng nhận ra vai trò quan trọng của cơ sở dữ liệu, sao lưu dự phòng, bảo mật cũng như ứng dụng các hệ thống quản lý doanh nghiệp. 
Nhiều năm qua, các bảng báo giá không chi tiết của các cửa hàng bán lẻ linh kiện máy tính vô tình đã hướng người tiêu dùng nói chung và DN nói riêng đến việc lựa chọn thiết bị và máy tính dùng cho DN chỉ theo một vài chỉ số kỹ thuật như dung lượng ổ cứng, bộ nhớ và xung nhịp của bộ xử lý. Nhưng hiệu năng tổng thể của máy tính còn thể hiện ở nhiều yếu tố khác như thiết kế thùng máy thông thoáng, tản nhiệt hiệu quả, bo mạch thiết kế hợp lý cùng các dịch vụ hậu mãi, bảo trì, thay thế linh kiện nhanh đi kèm v.v..

Khi nào doanh nghiệp cần máy chủ ?


Nhiều công ty đã triển khai "máy chủ” dành cho việc in ấn, chia sẻ file, e-mail v.v... Vậy đã đến lúc DN của bạn cần có máy chủ chưa?

Bài viết này không bắt đầu bằng một định nghĩa về máy chủ mà sẽ "kể lể" hơi dông dài về quá trình tiến hóa trong điện toán và quản lý thông tin trong doanh nghiệp (DN), dẫn đến nhu cầu cần một trung tâm phục vụ dữ liệu và tác vụ. Trung tâm này chính là máy chủ.




Khi DN vừa thành lập, việc chia sẻ thông tin có vẻ đơn giản: Mỗi người một máy tính; nếu muốn chia sẻ file, chỉ cần dùng bút nhớ (flashdrive) chép dữ liệu từ máy này và cắm vào máy khác. Tuy nhiên, sự chia sẻ sẽ đi vào "ngõ cụt" nếu như file của bạn đang nằm trong một máy tính bị tắt của đồng nghiệp. Hơn nữa, nếu bạn muốn in tài liệu, bạn chép file vào máy tính được gắn trực tiếp vào máy in. Thật mất công, cứ phải chạy đi chạy lại!

Chia sẻ thông qua router

Ngày nay, DN nhỏ muốn chia sẻ file và in qua mạng không nhất thiết phải mua bằng được những máy chủ trông "hoành tráng" hay được quảng cáo trên báo chí mà chỉ cần mua những chiếc hộp router nhỏ của LinkSys, DrayTek, Cisco v.v...

Công việc chia sẻ file và in ấn sẽ "dễ thở" hơn với thiết bị router. Chỉ với một cái hộp nhỏ và các dây cáp, các máy tính đã có thể "nhìn" thấy và chia sẻ file với nhau. Nếu công ty có đường truyền Internet ADSL, router cũng cho phép mọi người đều cùng vào mạng Internet. Việc in ấn cũng thoải mái hơn. Bạn có thể ngồi tại chỗ, ra lệnh in qua mạng. Và chiếc máy in nối với máy tính của một đồng nghiệp phía cuối phòng sẽ rục rịch chuyển động và in ra văn bản bạn cần. 

Trở lại với chiếc máy in ở phía cuối phòng. Nếu anh chàng đồng nghiệp của bạn ra về và tắt máy, bạn sẽ không in được. Nhưng đó là chuyện của nhiều năm về trước. Ngày nay, các router tất-cả-trong-một (all-in-one) có cả ngõ kết nối trực tiếp với máy in. Và do đó, chiếc máy in sẽ luôn kết nối với router chạy đỏ đèn 24/7: Bạn không phải lo về chuyện không in qua mạng được. Những chiếc router đã ít nhiều đảm trách một số phần việc của các máy chủ.

Sự bất tiện khi không dùng GAME SERVER


Game server giúp ta quản lý và cập nhật game dễ dàng. Chỉ gần Game Server Update các game là toàn bộ máy con cập nhật theo. Chính vì vậy, đây là tính năng ưu trội của Game Server. Thử tưởng tượng ví dụ sau: Bạn muốn thêm 1 game mới, phòng net của bạn ít máy thôi, cở 20 máy. Vậy là bạn phải mang cái CD-ROM đến 20 máy và cài đặc cho từng máy (hoặc phải share ổ mạng). Đó là phòng net 20 máy, còn đối với phòng net hàng trăm máy, điển hình có phòng net 400-500 như ở Đài Loan, Trung Quốc… thì khỏi phải nói, Game Server là sự lựa chọn hòan hảo.




Việc cập nhật game có thể làm bất cứ lúc nào trong ngày, không cần phải thức khuya sau khi tiệm hết khách mới tiến hành cập nhật.

Tiết kiệm tiền mua ổ cứng là một điều phải tính đến, bạn muốn khách hàng có nhiều sự lựa chọn, bạn muốn từng máy con có nhiều game, điều đó đòi hỏi ổ cứng phải lớn. Game server của chúng tôi đã cài sẵn hàng trăm game. Chính vì vậy mà Game server của chúng tôi cần một ổ cứng gần 500GB, nếu bạn muốn game nhiều như chúng tôi thì mỗi ổ cứng của máy con phải trang bị ổ cứng 500GB, đương nhiên bạn không dại gì làm như vậy, vì tốn tiền, tốn thời gian. Đúng không?

Từ đây, tôi nghĩ không cần phải nói quá nhiều các bạn cũng hiểu, GAME SERVER có quá nhiều tiện ích, thực sự cám dỗ chúng ta đó, đầu tư GAME SERVER là một quyết định không ngoan nếu bạn muốn nghề Internet trở nên nhàn nhã

Game server và share folder có gì khác?


Đây là câu hỏi quá hay? Có nhiều bạn nghĩ rằng, việc quái gì phải mua Game Server. Tôi chỉ cần mua về một máy tính cấu hình mạnh thật mạnh, dung lượng ổ cứng lớn lớn, cài đầy game vào đấy, sau đó share ổ đĩa là xong, quá khỏe… Võ lâm ra phiên bản mới, tôi update một cái, tòan bộ máy con có phiên bản mới theo. Có khác gì game server đâu nào?




Ừ, đây là một ý tưởng cực kỳ thông minh đó, nhưng mà khi làm bạn sẽ thấy, mọi chuyện không phải đơn giản như vậy?

Trích dẫn:

- Thứ 1: Share folder không chấp nhận quá nhiều lượt truy cập.

- Thứ 2: Vì lý do bảo mật, sợ khách hàng xóa game, bạn cấu hình share folder không được phép ghi dữ liệu cũng như thay đổi thông tin. Chính điều này sẽ cản trở không cho các game cần đến việc tạo file tạm mới thực hiện việc chơi game không thể chơi được, là nguyên nhân khi mà ta đang chơi game ngon lành tự nhiên tắt bụp, mất cả hứng, thì rất có thể là do nguyên nhân này đó.

- Thứ 3: Virus rình mò game folder của bạn. Giao tiếp qua mạng kiểu này, mười mươi bị nhiễm virus là cái chắc. Virus mà xóa hết dữ liệu game thì chết chắc. Khách sẽ bỏ đi không lời từ biệt. Nhưng với GAMESERVER thì có chương trình recorver rồi, không sợ virus đâu và nếu khách có xóa ổ game trên máy con thì khi khởi động lại cũng vẫn như cũ không gì thay đổi.

- Thứ 4: Tốc độ giao tiếp dữ liệu qua share folder không lớn, chỉ cần vài người truy cập vào share folder là game sẽ load lên ì ạch, thế cũng ko ổn phải không?

Giải pháp Game Server


1.Game server là gì?

GAME SERVER là một Server (hoặc máy desktop) lưu trữ game và dùng cho cả hệ thống mạng máy tính. Thông thường chúng tôi sử dụng máy tính để bàn (desktop) để làm Game Server, nên chi phí đầu tư thấp.

Khi hệ thống bạn dùng Game Server, sau khi cài đặt thành công, mỗi máy con sẽ nhận được một ổ cứng ảo chứa game với dung lượng bằng dung lượng của ổ cứng game trên Game Server.




2.Có cần phải lo lắng về rào cản tốc độ?

Thông thường, mọi người đều phân vân việc dùng Game Server vì sợ làm chậm hệ thống, nhưng ngày nay nó không còn là trở ngại lớn nữa, công nghệ phần cứng ngày càng được phát triển góp phần cải thiện đáng kể việc truyền tải dữ liệu qua mạng. Do vậy việc dùng Gameserver để chơi game chẳng khác là mấy so với việc dùng ổ cứng thực. không những thế, Game Server còn có những tính năng vượt trội khác.

3.Update game và cài game mới nhanh chóng, niềm tự hào của game server?

Ngày nay trên thị trường có quá nhiều game, và thường xuyên đòi hỏi cập nhật, chỉ cập nhật vài trăm KB hay vài MB nhưng cũng khiến ta phiền toái vì phải làm từng máy, mở đóng băng, update, rồi đóng băng (nếu số lượng máy lớn thì tốn rất nhiều thời gian, công sức và thường làm khuya sau khi tiệm nghĩ).

Đặc biệt nếu Game online mới phát hành thì việc cài đặt game cho từng máy sao mà chua chát, mấy chục cái PC với ổ cứng thật. Phải mang đĩa đến mỗi máy (hoặc share floder) để cài đặt và cũng tốn rất nhiều thời gian công sức. Mọi chuyện thuận lợi thì không nói, nếu mà lỗi xuất hiện thì rất khó khăn cực khổ….

Nhưng với game server, chúng tôi có một chương trình chuyên dụng để quản lý game, khi update phiên bản mới hay cài thêm game mới ở Game Server, tòan bộ máy con đều có phiên bản mới. Việc kiểm tra và cập nhật phiên bản mới cũng được tiến hành tự động.